Bài học từ sự thành công của 'ngựa ô' Leiceter City

Thứ Ba, 29/03/2016 13:44  | Sa Mộc

|

(CAO) Leicester City đang trải qua những tháng ngày hoa mộng nhất trong lịch sử CLB. Họ đang đứng trước cơ hội lớn: Lần đầu tiên chạm tay vào chiếc cúp danh giá nhất hành tinh – Premier League.

Họ hơn đội đứng thứ 2 tới 5 điểm mà giải đấu chỉ còn lại 7 vòng là sẽ kết thúc. Không phải những ông lớn như Manchester United, Chelsea, Arsenal hay Liverpool; mà chính họ - “Chú cáo nhỏ” Leicester mới là đội bóng nước Anh giỏi nhất mùa 2015-2016.

Leicester đang đứng trước cơ hội lần đầu vô địch PL

Với nhiều người, sự thành công của Leicester City ở mùa bóng này mang hơi hướm của chuyện khoa học viễn tưởng. Nhưng với tờ chuyên trang kinh tế Financial Times thì không thế.

Hành trình kỳ vĩ của thầy trò Claudio Ranieri hoàn toàn có thể giải thích được, là sự kết hợp từ rất nhiều yếu tố: sự đoàn kết của toàn thể CLB, hệ thống tuyển dụng xuất sắc, tính toàn cầu,…

Nhiều người cho rằng, câu chuyện thành công của Leicester City có gì đó hết sức lãng mạn. Leicester chỉ là một thành phố giản dị, cách rất xa London xa hoa. Ngôi sao của đội, Jamier Vardy, được nhặt từ giải hạng ba.

Lối chơi đơng giản – hiệu quả được trình diễn bởi những cái tên vô danh như Simpson và Drinkwater. HLV của họ, Claudio Ranieri, người được biết đến như một “chuyên gia chữa cháy”, chứ không phải nhà cầm quân được trọng vọng.

Vardy được lôi lên từ Giải hạng ba Anh

Hơn cả một niềm cảm hứng trong thế giới túc cầu, CLB đang là một ẩn dụ về giá trị của những phẩm chất cốt lõi bất chấp xu hướng hiện đại – vật chất đang dần xâm lấn tất cả, “cái gì không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được bằng nhiều tiền”.

Thành công của Leicester là tổng hòa của lòng can đảm và đam mê bất tận của những cầu thủ ưu tú – được sự hỗ trợ toàn lực từ ban huấn luyện, nói ít làm nhiều cùng động lực cũng như sinh lực không bao giờ cạn. Hành trình bước lên đỉnh vinh quang của Leicester hết sức lãng mạng, giản dị và truyền thống.

Điều thú vị là, không ai cho rằng, câu chuyện thành công của Leicester là nhạt nhẽo, vô vị. Sự thành công của “Chú cáo nhỏ” chính là cái tát vào mặt tầng lớp CLB giàu nhất thế giới.

Họ đang trở thành niềm cảm hứng bất tận cho các CLB không có tiềm lực tài chính mạnh nhưng vẫn muốn vô địch các giải đấu. Có một chút ngạc nhiên với màn trình diễn của Leicester ở mùa bóng này, nhưng nếu nhìn vào hệ thống và tiến trình của họ thì cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả.

Leicester chính thức lên chơi ở PL chỉ ở mùa giải năm ngoái

Trước khi thăng hạng cách đây 2 mùa, lịch sử và cả vị thế của họ chẳng có gì đáng được nhắc đến. Trước khi các ông chủ người Thái đến tiếp quản năm 2010, họ còn chơi ở League One – Giải hạng ba của nước Anh. Năm 2009, Leicester mới bò lên được Championship – Giải hạng hai.

Tuần tự tiến lên, tiếp tục là Premier League hè 2014. Trong năm đầu tiên ở Giải đấu cao nhất nước Anh, Leicester đã rớt hạng nếu không hồi sinh kịp thời vào cuối mùa: thắng 7/9 trận.

Với tầm vóc nhỏ thó và tài lực hạn chế, CLB chưa từng sản sinh ra bất kỳ tài năng nổi trội nào. Dù tập đoàn King Power International đã có mặt, song họ cũng không đủ tiềm lực kinh tế để tranh siêu sao với các đại gia lâu đời ở châu Âu trên thị trường chuyển nhượng. Thế là, họ chuyển hướng, rải đội quân săn đầu người giàu kinh nghiệm đến những xó xỉnh mà các ông lớn bỏ xót như các quốc gia hẻo lánh, giải đấu cấp thấp.

Riyah Mahreh được lôi ra từ CLB La Havre – Giải hạng hai Pháp, anh đang là một trong những đề cử cho giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm. N’Golo Kante cũng được phát hiện từ CLB vô danh ở Ligue 1 Caen.

Hè 2012, Vardy đến Leicester từ CLB Fleetwood Town – Giải hạng ba Anh với giá 1 triệu bảng Anh. Nhiều người nói vui rằng, Arsenal, CLB có tiếng săn tìm các cầu thủ trẻ rồi đào tạo họ để bán kiếm lời, nên đến cướp các tuyển trạch viên của Leicester.

Leicester là đại diện tiêu biểu cho cái gọi là xu hướng toàn cầu hóa

Tìm kiếm tài năng là một phần của hệ thống. Chế độ tập luyện khoa học giúp Leicester tránh được nhiều chấn thương cũng là một phần của hệ thống. Dưới triều đại của Ranieri, các cầu thủ được nghỉ 2 ngày/tuần, chỉ tập luyện nhẹ vào thứ hai.

Cách thức quay vòng, phạm lỗi hay không phạm lỗi cũng được quy định chặt chẽ. Cách thức làm việc ở đây hết sức thông minh. Hệ thống chặt chẽ, sự đề cao cái đẹp, đạo đức khiến CLB trông như một câu chuyện về người khai sáng lãng mạng.

Một ông chủ người nước ngoài, một HLV người nước ngoài, một đội bóng đa quốc tịch, một phòng thí nghiệm ở ngay sân tập: Leicester chính là mô hình chuẩn của thế giới hiện đại.

Bài học mà Leicester dạy ta đó chính là cách gom góp tài nguyên và cách sử dụng nó. Bài học đó không chỉ dành cho các CLB bóng đá mà còn cho các thành phố hiện đại khi họ cần thích nghi với xu hướng toàn cầu hóa và cá nhân sẵn sàng vượt biển đi tìm vùng đất mới cho dù viễn cảnh tương lai hết sức mù mịt.

Ở Anh, không chỉ Leicester là biết đi tắt, đón đầu mà Stoke và Southampton cũng thế. Sự thành công của Leicester là một câu chuyện ngụ ngôn – chỉ là, không phải ai cũng nhận ra điều đó.

Bình luận (0)

Thống kê
Lên đầu trang