Những đội Pháp mà tôi biết!

Thứ Sáu, 13/07/2018 16:33

|

(CAO) Tôi không nhớ có phải là do ba của tôi, hay do những trận đá banh nhựa ở trong một con xóm nhỏ ở quận 10 mà tôi trở thành một người đam mê bóng đá.

Nhưng có một điều chắc chắn: nhờ ba mà tôi biết đến World Cup là gì, biết màu áo xanh dương có logo hình con gà trống với ba chữ FFF trên ngực áo là của đội tuyển Pháp, và biết nhiều thứ nữa về bóng đá thế giới ngay từ năm tôi mới sáu, bảy tuổi. Kể từ đó đến nay, trong tôi có ba đội Pháp khác nhau theo cảm nhận riêng.

Đội tuyển Pháp vô địch World cup 1998, cách đây 20 năm

Đội tuyển Pháp của ba tôi học trường Tây, đọc Onze, Mondial (sau này sát nhập thành Onze Mondial vào năm 1989) France Football từ thời trước năm 1975 cho đến tận những năm sau này khi ba mất vào năm 2005.

Kể ra để thấy rằng, ba tôi yêu đội tuyển Pháp cả cuộc đời coi World Cup và Euro của mình là có lý do. Ông nội tôi, đương nhiên cũng vậy. Chính những tờ tạp chí tuần san hay bán nguyệt san in màu đẹp kinh khủng kể trên đã giúp tôi có được cái nền cơ bản về bóng đá thế giới sớm hơn mấy đứa bạn cùng trang lứa từ nhà đến trường học.

World Cup 1978 là giải đầu tiên mà tôi được ba cập nhật tin tức như một cách để chia sẻ với tôi và ông anh lớn hơn tôi sáu tuổi. Năm đó, khi Mario Kempes đẹp trai như thiên thần đã đoạt danh hiệu vua phá lưới và Argentina lần đầu vô địch thế giới trên sân nhà trắng xoá màu giấy bay lả lơi, tôi tám tuổi.

Tôi nhớ như in, ba và ông nội đã hào hứng như thế nào khi nói về bàn thắng nhanh nhất giải của Bernard Lacombe cho Pháp ngay ở giây thứ 30 trong trận gặp Ý (Pháp thua 1-2). Còn chuyện tuyển Pháp phải mặc áo trắng sọc xanh lá cây của một đội bóng địa phương - vì cả Pháp và Hungary đều mang đến sân áo trắng - thì ba tôi chỉ biết mấy tuần sau đó khi nhận báo từ Pháp gửi về cho toà soạn.

Năm 1982, Pháp “của ba” trầy trật ở vòng bảng bao nhiêu (thắng 1, hoà 1, thua 1) thì lại nhàn nhã bấy nhiêu ở vòng bảng thứ nhì (thắng cả Áo và Kuwait), trươc khi có trận bán kết để đời với tuyển Đức. Dẫn 3-1 trong hiệp phụ, Pháp để Đức san bằng tỷ số 3-3 trước khi thua luôn trong loạt sút luân lự 11m. Mexico 86, kỳ World Cup đầu tiên người Sài Gòn được xem truyền hình trực tiếp - là một giải khó quên.

Đó là lần đầu tôi được xem trực tiếp Diego Maradona trên truyền hình, lần đầu tiên sống với cảm xúc thức đêm thức hôm xem bóng đá, và cũng lần đầu tiên biết nỗi buồn World Cup khi Liên Xô - đội bóng tôi thích lúc đó - bị Bỉ loại ở vòng bảng thứ nhì.

Đội Pháp “của ba”, của Michel Platini thời đỉnh cao, của bộ tứ tiền vệ huyền ảo Platini - Luis Fernandez - Jean Tigana - Alain Giresse chơi như thêu hoa dệt gấm, lần lượt loại Ý, Brazil trước khi dừng bước ở bán kết trước khắc tinh Đức một lần nữa, y chang bốn năm trước.

Dù thua, nhưng đó là thời kỳ của một đội tuyển Pháp lãng mạn nhất trong toàn bộ trí nhớ của tôi về đội bóng áo Lam này. Vô địch thế giới nhưng đẩy tôi ra xa sau hai kỳ World Cup liên tiếp phải dừng chân ở bán kết, Pháp cũng vắng mặt ở hai kỳ World Cup Italy 90 và USA 94 vì không vượt qua được vòng loại.

Trở lại World Cup vào năm 1998 với tư cách chủ nhà, Pháp đoạt chức vô địch thế giới lần đầu tiên trong lịch sử của mình. Tôi nhớ, ba tôi đã sung sướng nhảy cởn lên như một đứa con nít khi Pháp đá bại Brazil 3-0 trong trận chung kết dù cách đó chưa đầy một mét, ông anh tôi ngồi ôm đầu ngã ngửa trong nỗi thất vọng vô biên vì lỡ yêu Brazil. Tuy nhiên, đội Pháp này là khởi đầu cho một hành trình trong con người tôi đi từ chỗ không thích cho đến "anti" đội tuyển Pháp.

Do được tiếp xúc và xem giải Ngoại Hạng Anh ngay từ mùa đầu tiên trong những năm du học tại Úc, tôi đã “ngã lòng” với Eric Cantona, người nổi lên thành cái tên xuất sắc nhất nước Pháp thời điểm đó. Vậy mà ngay sau khi lên thay Gerard Houllier, ông Aime Jacquet đã thẳng tay gạt bỏ Cantona ra khỏi kế hoạch của mình để xây dựng đội bóng xung quanh Zinedine Zidane.

Tôi không thích Zidane cũng là vì vậy. Sau khi qua vòng bảng, tôi cầu mong Pháp thua qua từng trận ở vòng knock-out nhưng bất thành. Họ may quá. Hết thắng bằng bàn thắng vàng (cái chết bất ngờ) trước Paraguay, rồi qua Ý bằng luân lưu 11m, đến ngược dòng loại Croatia, Pháp vào chung kết dớt đậm luôn Brazil trong một trận đấu mà người ngoài hành tinh Ronaldo bất ngờ lên cơn động kinh đến tím tái mặt mài chỉ vài tiếng đồng hồ trước giờ bóng lăn.

Pháp vô địch năm 1998 tạo ra một đống cảm xúc trong nội tại gia đình tôi: ba thì vui ngất trời, một ông anh phải đau khổ vì Pháp đã xuống tay với Brazil trong trận chung kết, còn tôi thì cảm thấy sự khó chịu càng thêm chồng chất khi Pháp đoạt cúp mà không có Cantona! Năm 2002 là lần cuối cùng ba tôi được xem World Cup, trên giường bệnh viện.

Pháp thua tan nát ở vòng bảng mà không ghi nổi bàn thắng nào và phải về nước sớm dù có trong tay vua phá lưới của cả ba giải hàng đầu châu Âu là Thiery Henry (Anh), David Trezeguet (Ý), và Djibril Cisse (Pháp). Thật tình mà nói, vì ba nằm viện nên tôi chẳng có thể vui mừng hết trớn với việc Pháp bị loại sớm và ê chề như thế này. Hơn nữa, đây là đội bóng “của ba”, tốt nhất là tôi nên tôn trọng vào lúc này.

Một đội tuyển Pháp rất khác Từ khi ba mất vào năm 2005, đội tuyển Pháp trở thành kẻ xa lạ, thậm chí là một đội bóng mà tôi không thích. World Cup 2006 ở Đức, niềm vui đội tuyển Ý đoạt chức vô địch thế giới đã lấn át tất cả và làm tôi không còn nhớ bại tướng của “đội nhà” tại các kỳ World Cup của tôi chính là đội tuyển Pháp.

Hơn nữa, có lẽ do lúc đó ngồi bình luận trong cabin không có quyền thể hiện tình cảm yêu ghét quá rạch ròi trên sóng truyền hình nên tôi phải chủ động quên đi chuyện tình cảm riêng. Bốn năm sau, ông huấn luyện viên tuyển Pháp Raymond Domenech lại khơi lại trái tim đã lành của tôi bằng cách đuổi về nước Nicolas Anelka - một cầu thủ yêu thích khác của tôi - trong khi World Cup 2010 đang diễn ra ở Nam Phi. Không cần cầu mong gì cả, Pháp cũng chia tay sớm với giải vì nội tình đội bóng quá rối ren.

Đội tuyển Pháp lên ngôi vô địch châu Âu năm 2000

World Cup 2014 ở Brazil, Pháp không để lại ấn tượng gì, cũng như toàn bộ giải đấu, ngoại trừ trận thua lịch sử 1-7 của chủ nhà trước Đức. Đội tuyển Pháp, với tôi, đến thời điểm này khi họ vào đến chung kết World Cup 2018, đã là một đội bóng khác hẳn so với đội Pháp mà tôi đã biết, và đội Pháp mà ba tôi đã yêu. Không thể phủ nhận, Pháp giờ đây đã trở thành một cường quốc bóng đá khi vào chung kết đến ba lần trong 20 năm qua, và giờ đang đứng trước cơ hội vô địch thế giới lần thứ nhì.

Đội tuyển Pháp của năm 2018 - dù có trong tay một nghệ sĩ đích thực ở Kylian Mbappe - giờ đã là một đội bóng chơi thực dụng kiểu châu Âu đặc trưng, khác xa đội bóng lãng mạn của năm 1978 mà tôi bắt đầu biết tới cách đây 40 năm. Trận chung kết sắp tới với Croatia, sứ mệnh của cầu thủ 19 tuổi Mbappe ngoài chuyện đưa Pháp lên đỉnh thế giới, còn là chuyện xoá hết những ác cảm của cá nhân tôi đối với đội tuyển của những chú gà trống Gaulois.

Bình luận (0)

Thống kê

Clip Việt Nam thắng đậm trận ra quân ASEAN Cup 2024

(CAO) Đội tuyển Việt Nam ghi 4 bàn trong hiệp hai để thắng Lào 4-1 ở trận ra quân ASEAN Cup 2024 trên sân Quốc gia tại...
Lịch thi đấu & kết quả

Thứ Năm 14/6/2018

 
22:00
Nga
5-0
Saudi Arabia
 

Thứ sáu 15/6/2018

 
19:00
Ai Cập
0-1
Uruguay
 
 
22:00
Maroc
0-1
Iran
 

Thứ Bảy 16/6/2018

 
01:00
Bồ Đào Nha
3-3
Tây Ban Nha
 
 
17:00
Pháp
2-1
Australia
 
 
20:00
Argentina
1-1
Iceland
 
 
23:00
Peru
0-1
Đan Mạch
 

Chủ nhật 17/6/2018

 
02:00
Croatia
2-0
Nigeria
 
 
19:00
Costa Rica
0-1
Serbia
 
 
22:00
Đức
0-1
Mexico
 

Thứ hai 18/6/2018

 
01:00
Brasil
1-1
Thụy Sĩ
 
 
19:00
Thụy Điển
1-0
Hàn Quốc
 
 
22:00
Bỉ
3-0
Panama
 

Thứ ba 19/6/2018

 
01:00
Tunisia
1-2
Anh
 
 
19:00
Colombia
1-2
Nhật Bản
 
 
22:00
Ba Lan
1-2
Senegal
 

Thứ tư 20/6/2018

 
01:00
Nga
3-1
Ai Cập
 
 
19:00
Bồ Đào Nha
1-0
Maroc
 
 
22:00
Uruguay
1-0
Saudi Arabia
 

Thứ Năm 21/6/2018

 
01:00
Iran
0-1
Tây Ban Nha
 
 
19:00
Đan Mạch
1-1
Australia
 
 
22:00
Pháp
1-0
Peru
 

Thứ Sáu 22/6/2018

 
01:00
Argentina
0-3
Croatia
 
 
19:00
Brasil
2-0
Costa Rica
 
 
22:00
Nigeria
2-0
Iceland
 

Thứ Bảy 23/6/2018

 
01:00
Serbia
1-2
Thụy Sĩ
 
 
19:00
Bỉ
5-2
Tunisia
 
 
22:00
Hàn Quốc
1-2
Mexico
 

Chủ nhật 24/6/2018

 
01:00
Đức
2-1
Thụy Điển
 
 
19:00
Anh
6-1
Panama
 
 
22:00
Nhật Bản
2-2
Senegal
 

Thứ Hai 25/6/2018

 
01:00
Ba Lan
0-3
Colombia
 
 
19:00
Uruguay
3-0
Nga
 
 
22:00
Saudi Arabia
2-1
Ai Cập
 

Thứ Ba 26/6/2018

 
01:00
Tây Ban Nha
2-2
Maroc
 
 
01:00
Iran
1-1
Bồ Đào Nha
 
 
21:00
Đan Mạch
0-0
Pháp
 
 
21:00
Australia
0-2
Peru
 

Thứ Tư 27/6/2018

 
01:00
Iceland
1-2
Croatia
 
 
01:00
Nigeria
1-2
Argentina
 
 
21:00
Mexico
0-3
Thụy Điển
 
 
21:00
Hàn Quốc
2-0
Đức
 

Thứ Năm 28/6/2018

 
01:00
Serbia
0-2
Brasil
 
 
01:00
Thụy Sĩ
2-2
Costa Rica
 
 
21:00
Senegal
0-1
Colombia
 
 
21:00
Nhật Bản
0-1
Ba Lan
 

Thứ Sáu 29/6/2018

 
01:00
Anh
0-1
Bỉ
 
 
01:00
Panama
1-2
Tunisia
 

Thứ Bảy 30/6/2018

 
21:00
Pháp
4-3
Argentina
 

Chủ Nhật 01/7/2018

 
01:00
Uruguay
2-1
Bồ Đào Nha
 
 
21:00
Tây Ban Nha
1(3)-1(4)
Nga
 

Thứ 2 02/7/2018

 
01:00
Croatia
1(3)-1(2)
Đan Mạch
 
 
21:00
Brasil
2-0
Brasil
 

Thứ Ba 03/7/2018

 
01:00
Bỉ
3-2
Nhật Bản
 
 
21:00
Thụy Điển
1-0
Thụy Sĩ
 

Thứ Tư 04/7/2018

 
01:00
Colombia
1(3)-1(4)
Anh
 

Thứ Sáu 06/7/2018

 
01:00
Uruguay
0-2
Pháp
 

Thứ Bảy 07/7/2018

 
01:00
Brasil
1-2
Bỉ
 
 
21:00
Thủy Điển
0-2
Anh
 

Chủ Nhật 08/7/2018

 
01:00
Nga
2(3)-2(4)
Croatia
 

Thứ Tư 11/7/2018

 
01:00
Pháp
1-0
Bỉ
 

Thứ Năm 12/7/2018

 
01:00
Crotia
2-1
Anh
 

Thứ Bảy 14/7/2018

 
21:00
Bỉ
-
Anh
 

Chủ Nhật 15/7/2018

 
21:00
Pháp
-
Croatia
 
Lên đầu trang